Trang

Yahoo messager & Skype

or My status

Những bài viết dưới đây hầu hết là sưu tầm trên Internet. Và dưới mỗi bài viết đều được ghi chú rõ nguồn được lấy từ đâu. Vì vây yêu cầu người xem ghi rõ nguồn khi trích dẫn các nguồn tài liệu và tôi sẽ không chịu trách nhiệm nào khi người xem trích dẫn các bài viết này.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Chương trình langlands Bao-Chau Ngo

Năm 1979 nhà toán học Canada-Mỹ Robert Langlands đã phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và có tính cách mạng nối hai lĩnh vực của toán học là lý thuyết số và lý thuyết nhóm. Ngày nay được biết đến với tên gọi chương trình Langlands, lý thuyết đó đã nắm bắt được những quan hệ đối xứng sâu sắc gắn với các phương trình có quan hệ với toàn bộ các số, bằng một loạt các giả thuyết và cách nhìn tổng quát đáng kinh ngạc. Langlands biết rằng chứng minh các giả thuyết nền tảng trong lý thuyết của ông phải là công việc của nhiều thế hệ. Nhưng có nhiều lý do để ông tin rằng một bước bàn đạp cần chứng minh theo hướng khẳng định, đặt trong ngoặc kép “bổ đề cơ bản”, không quá phức tạp. Ông cùng cộng sự và các học trò của mình đã chứng minh được một số trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản này. Tuy nhiên, trường hợp tổng quát tỏ ra khó hơn Langlands dự đoán nhiều, cuối cùng phải đến 30 năm sau mới được chứng minh.

Công trình toán học gây tiếng vang tức thì

Tháng 4/2004, Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon công bố dưới dạng tiền ấn phẩm và đưa lên mạng Internet công trình toán học dày 100 trang viết bằng tiếng Pháp nhan đề: Le lemme fondamental pour les groupes unitaires (Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita/ the fundamental lemma for unitarian groups).

Công trình đi vào một vấn đề thời sự toán học, giải quyết một bài toán lớn từng được nhiều nhà toán học hàng đầu trên thế giới lao vào chứng minh trong suốt 20 năm nhưng chưa ai thành công, cho nên ngay lập tức gây tiếng vang rộng khắp.

Ngô Bảo Châu được mời sang Nhật Bản trình bày các kết quả mới, rồi sau đó, sang Canada dự Hội nghị quốc tế về các dạng tự đẳng cấu và công thức vết tại Viện Fields. Đến hội nghị có nhiều nhà toán học nổi tiếng từ các đại học lớn trên thế giới. Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể đầu tiên.

Sau khi nghe anh, chính Robert Langlands, nhà toán học đã từng đưa ra Chương trình Langlands (Langlands Program) thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà toán học xuất sắc nhất hành tinh trong mấy chục năm qua, gặp ngay Ngô Bảo Châu, mời anh sang làm việc dài hạn tại Đại học Princeton, một đại học hàng đầu ở Mỹ, nơi Albert Einstein từng giảng dạy.

Gạt bỏ chướng ngại lì lợm cho giới toán học quốc tế

Do đã có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thành công Bổ đề cơ bản của Jacquet, Ngô Bảo Châu mạnh dạn bắt tay nghiên cứu Bổ đề cơ bản của Langlands. Sau hai năm, anh thực hiện được một bước đột phá vào mùa hè 2003, khi trở về Hà Nội "phượng đỏ bờ đê, ve kêu hàng sấu" để thăm cha mẹ tại ngôi nhà xinh xắn mới xây nhìn sang hồ Thủ Lệ biếc xanh. Những tháng tiếp theo, kết hợp với một số kết quả mà G. Laumon đã đạt được trước đó, hai tác giả hoàn thành chứng minh Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita (the fundamental lemma for unitarian groups).

Công trình của Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon chứng minh thành công "bổ để" này, gạt bỏ một vật chướng ngại lì lợm trên dòng chủ lưu của toán học đương đại, lập tức gây được sự chú ý của giới toán học quốc tế. Hai tác giả giúp giới toán học vượt qua một vật cản để tiến xa hơn trên con đường A. Wiles đã từng đi qua khi ông chứng minh Giả thuyết Taniyama - Shimura.

Với kết quả Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon đạt được, giới toán học quốc tế đã bước thêm một bước tiến tới chứng minh các giả thuyết khác trong Chương trình Langlands (Langlands Program), thực hiện giấc mơ ấp ủ của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự thống nhất vĩ đại huy hoàng trong toán học.

Không phải ngẫu nhiên khi chính A. Wiles, "nhà toán học lừng danh nhất thế kỷ 20", tự mình đứng ra tiến cử Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhận Giải thưởng Nghiên cứu của Viện Toán học Clay dành cho công trình toán học xuất sắc nhất thế giới năm 2004. Cũng không phải dễ dàng khi người Mỹ mời anh sang nước này làm việc với mức lương hơn 200 nghìn USD/ năm.

Giáo sư Gérard Laumon (trái) và giáo sư Ngô Bảo Châu tại Paris (Pháp) mùa hè 2004

Làm được việc chính Langlands cũng thất bại

Để hiểu được ý nghĩa của thành công trên, ta hãy quay về với quá trình chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat, hay còn gọi là Định lý lớn Fermat. Định lý này được Pierre de Fermat, nhà toán học Pháp kiệt xuất, nêu lên vào thế kỷ 17, nhưng không để lại chứng minh! Và, vì thế, nó đã trở thành một thách đố làm bối rối những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại trong hơn ba thế kỷ! Thoạt nhìn, định lý thật giản đơn: Phương trình xn + yn = zn không có nghiệm nguyên dương khi n > 2.

Định lý lớn Fermat khiến ta nhớ tới một định lý đã được Pythagore, nhà toán học Hy Lạp cổ đại, chứng minh vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, thường gọi là Định lý Pythagore: x2 + y2 = z2 (nếu trong một tam giác vuông ta coi cạnh huyền là z, các cạnh góc vuông là x và y).

Thế nhưng, hơn ba thế kỷ trôi qua, không ai chứng minh được Định lý lớn Fermat!

Giữa thế kỷ 20, hai nhà toán học Nhật Bản Yukata Taniyama và Goro Shimura đưa ra phỏng đoán thiên tài (về sau gọi là Giả thuyết Taniyama - Shimura) rằng mỗi phương trình eliptic đều có liên hệ với một dạng modular. Nếu giả thuyết này đúng, thì nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết nhiều bài toán eliptic cho đến nay chưa giải quyết được, bằng cách tiếp cận chúng qua thế giới modular. Và, như vậy, hai thế giới eliptic và modular vốn tách biệt nhau, sẽ có thể thống nhất.

Trong những năm 1960, R. Langlands và những người cộng tác tại Đại học Princeton (Mỹ) đưa ra một loạt giả thuyết về những mối liên hệ giữa nhiều ngành toán học vốn rất khác nhau, và kêu gọi giới toán học quốc tế hợp tác chứng minh những giả thuyết cấu thành Chương trình Langlands.

Nếu những giả thuyết mang màu sắc tư biện ấy, vào một ngày đẹp trời nào đó, được chứng minh, thì sẽ mang lại những kết quả vô cùng to lớn cho toán học. Khi ấy, bất cứ một bài toán chưa giải được trong một lĩnh vực nào đều có thể biến đổi thành một bài toán tương tự trong một lĩnh vực khác, và các nhà toán học có thể huy động cả một kho to lớn những kỹ thuật mới để giải nó.

Thế nhưng, cho đến lúc bấy giờ, thì chưa có một giả thuyết nào trong chương trình đầy tham vọng của Langlands được chứng minh, kể cả giả thuyết nổi tiếng nhất là Giả thuyết Taniyama - Shimura.

Mùa thu năm 1984, tại một hội nghị toán học tổ chức trong khu Rừng Đen ở CHLB Đức, Gerhard Frey đi tới một kết luận đầy kịch tính, rằng nếu chứng minh được Giả thuyết Taniyama - Shimura, thì cũng có nghĩa là chứng minh được Định lý lớn Fermat, bởi vì định lý này chỉ là một hệ quả của giả thuyết trên.

Kết luận đó kích thích mạnh lòng "cuồng nhiệt" của Andrew Wiles, một nhà toán học người Anh làm việc tại Mỹ. A. Wiles lặng lẽ tự giam mình bảy năm liền trên một gian gác xép, cam lòng chịu cảnh "lưu đày cô đơn" để bí mật tìm kiếm lời giải cho bài toán "xuyên thế kỷ"!

Để rồi trong ba phiên họp liên tiếp vào mấy ngày 21, 22 và 23/6/1993 tại Viện Isaac Newton ở Cambridge, Vương quốc Anh, quê hương A. Wiles, ông ta viết chi chít trên hai tấm bảng lớn, đột ngột thông báo chứng minh Giả thuyết Taniyama - ShimuraĐịnh lý lớn Fermat chỉ là một hệ quả. Lúc ấy, nhiều người thành thật nghĩ rằng đó là "buổi thông báo toán học quan trọng nhất thế kỷ 20".

Báo Guardian ở Anh cũng như báo Le Monde ở Pháp rút tít lớn trên trang nhất. Tờ Peoplecoi A. Wiles là một "người hấp dẫn trong năm" sánh ngang Công nương Diana! Một tập đoàn may sẵn quốc tế mời Wiles quảng cáo cho các mẫu quần áo đàn ông! Thế nhưng...

Nhà toán học Nick Katz, một người bạn của Wiles, bỗng phát hiện ra một lỗi nghiêm trọng nhưng hết sức tinh vi, khó thấy, trong bản thảo dày 200 trang của Wiles. Thế là, than ôi, dường như bất cứ ai cả gan lao vào chứng minh Định lý lớn Fermat, đều không tránh khỏi cuối cùng chuốc lấy... "thất bại định mệnh"! Và bài toán hóc hiểm kia vẫn cứ kiêu hãnh nằm nguyên tại chỗ như một toà... "lâu đài tăm tối"!

Nhưng là con người gang thép, Wiles không cam chịu "bó giáo quy hàng" như bao bậc "tiền bối"! Suốt 14 tháng trời tiếp theo, qua những ngày dài "đau đớn, tủi nhục và gần như tuyệt vọng", Wiles đã sửa chữa, hoàn thiện chứng minh, rồi trao bản thảo hoàn chỉnh cho người đầu tiên là vợ ông - bà Nada - để mừng sinh nhật bà, người đã khích lệ ông trong những phút giây "đen tối nhất"..

A. Wiles thành công vang dội khi chứng minh được Định lý cuối cùng của Fermat, chấm dứt 358 năm căng thẳng trong giới toán học quốc tế. Tuy nhiên, một kết quả mà những người "ngoại đạo" ít chú ý tới, nhưng lại có ý nghĩa to lớn hơn nhiều, đó là chứng minh Giả thuyết Taniyama - Shimura.

Giả thuyết Taniyama - Shimura được chứng minh có nghĩa hòn đá tảng của Chương trình Langlands quả thật là vững chắc. Chương trình này mặc nhiên trở thành bản thiết kế cho tương lai của toán học.

Một loạt giả thuyết toán học của Chương trình này liên kết nhiều đối tượng có vẻ rất khác nhau trong các lĩnh vực toán học như lý thuyết số, hình học đại số, lý thuyết các dạng tự đẳng cấu... ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà toán học hàng đầu, và dần dần trở thành dòng chủ lưu của toán học đương đại.

Việc gạt bỏ những vật cản trên dòng chảy chính ấy đã mang lại vinh quang cho nhiều nhà toán học: A. Wiles chứng minh thành công Định lý lớn Fermat, được tặng Giải thưởng Nghiên cứu Clay. V. Drinfeld thiết lập được tương ứng Langlands cho trường hàm trong trường hợp số chiều bằng 2; L. Lafforgue giải quyết trong trường hợp tổng quát; cả hai nhà toán học trẻ ấy đều được tặng Huy chương Fields.

Năm 1987, Langlands và cộng sự phỏng đoán về một tương tự tương ứng cho trường hàm trên trường phức, về sau, được gọi là tương ứng Langlands hình học. Để chứng minh được sự tồn tại của tương ứng đó, phải giải quyết một bài toán lớn mà lúc đầu Langlands chưa thấy hết mức độ phức tạp của nó, nên mới gọi là Bổ đề cơ bản.

Thuật ngữ bổ đề (lemma) thường dùng để chỉ một cái gì đó dễ chứng minh, một kết quả kỹ thuật giản đơn cần thiết trên con đường chứng minh một định lý đích thực. Thế nhưng, trong trường hợp này, cụm từ bổ đề cơ bản (fundamental lemma) lại gắn liền với một giả thuyết quyết định, một bộ phận không thể tách rời của Chương trình Langlands, một "bổ đề" khó chứng minh đến mức mà 30 năm qua nhiều nhà toán học hàng đầu - kể cả cá nhân Langlands - đã ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại!

Nguồn: Times/ bee.net.vn

Thâm nhập” hành trình chứng minh Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu

Hãy cùng nghe Joe “văn học hóa” hành trình chứng minh “Bổ đề cơ bản” của giáo sư Ngô Bảo Châu, để hiểu một cách chân phương nhất, đời thường nhất những gì nhà toán học đã làm được để đưa anh đến với giải thưởng Fields danh giá.


Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (169 trang cơ!), và tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí đã công bố công trình đó.


Tuy nhiên, báo chí ít nhắc đến nội dung công việc anh ấy đã làm – công việc khiến anh ấy được chọn là người xứng đáng nhận giải thưởng Fields. “Nói chung anh ấy giỏi toán”, là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài liên quan. Khái niệm đó thường được thể hiện bằng ngôn ngữ rất hoành tráng, nhưng vẫn là khái niệm sơ sơ.


Các tác giả thường dừng lại ở câu “Ngô Bảo Châu đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản” (thỉnh thoảng cho chút tiếng Pháp vào cho oách: “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie”). Nhưng “Bổ đề cơ bản”là gì và vì saochứng minh nó?


Tôi không giỏi toán nhưng tôi nghĩ các vấn đề khoa học có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ thú vị và dễ hiểu nếu tác giả bỏ chút thời gian nghiên cứu. Tôi đã nghiên cứu và thấy câu chuyện thật thú vị, không kể cho các bạn nghe thì...phí quá!


Câu chuyện bắt đầu như thế này. Cách đây rất lâu các nhà toán học đã công bố hai lý thuyết quan trọng: lý thuyết số học và lý thuyết nhóm (number theory, group theory). Bản chất của hai lý thuyết đó tôi sẽ để cho bác “Wiki” giải thích – điều nên nhớ là (a) hai lý thuyết ấy rất quan trọng trong thế giới toán học và (b) hai lý thuyết ấy từ xa nhìn riêng biệt với nhau, như hai cành của một thân cây.





Cách đây khoảng 30 năm, một nhà toán học Canada tên Robert Langlands đã công bố rằng ông ấy nghĩ hai lý thuyết ấy có sự liên quan rất đa dạng. Quan điểm của Robert (và cách thể hiện quan điểm đó) đã làm cho nhiều nhà toán học thực sự choáng! Robert cũng tự làm choáng mình nữa – ông phát biểu rằng sẽ mất mấy thế hệ để chứng minh sự liên quan đa dạng mà ông ấy cho rằng có tồn tại.

“Nhưng bước đầu tiên sẽ tương đối dễ thực hiện”, ông Robert tự tin nói với đồng nghiệp.


“Bước đầu tiên” đó Robert đặt tên là "fundamental lemma”, và đó chính là “Bổ đề cơ bản” mà các bạn nghe kể nhiều thời gian gần đây.


Ông Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là một con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là một con tàu lớn. (Hai tàu không có người lái, trôi trên mặt biển.) Robert không nhìn kỹ được nhưng vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi sản xuất cùng loại thép. Có khi chân vịt cùng cỡ. Có khi bánh lái của “tàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của “tàu Tây” sẽ tự động hướng về phía tay trái.


Khỏi phải nói hai con tàu đó là lý thuyết số học và lý thuyết nhóm.


Với Robert, việc chứng minh “bổ đề cơ bản” có thể so sánh với việc ném hai sợi dây có móc sang hai tàu. Khi việc đó làm xong, các nhà toán học khỏe mạnh có thể đứng trên đảo cùng Robert, dùng dây kéo hai tàu gần nhau. (Khi đó mới nhìn kỹ được, tìm ra sự liên quan.) Việc kéo hai con tàu gần nhau và so sánh là việc Robert nghĩ sẽ mất mấy thế hệ. Nhưng việc ném hai sợi dây có móc đó ông Robert nghĩ sẽ nhanh thôi.


Nhưng ông Robert đã nhầm. Việc ném dây khó lắm. Robert cùng một số em sinh viên đã ném thử mấy lần nhưng lần nào cũng thất bại. Họ chỉ biết ném gần (không chính xác được) và dùng dây loại mỏng.


Đảo của Robert trở thành đảo nổi tiếng. Suốt 30 năm có rất nhiều nhà toán học sang “ném thử” Ai cũng lau mồ hôi và kêu lên “khó quá!” Nhiều nhà toán học trên đất liền chuẩn bị công cụ dùng để kiểm tra và so sánh hai con tàu lúc được kéo về đảo (kéo gần nhau!). Họ sản xuất máy để kiểm tra loại sơn, lập trình phần mềm để phân tích hai chân vịt. Thậm chí có người tập lái tàu và tập cách đứng trên boong tàu để không bị say sóng. Những công việc và sự tập luyện đó sẽ thành vô nghĩa nếu không có người ném dây chính xác.


Và rồi xuất hiện anh Ngô Bảo Châu. Nghe kể về đảo của Robert, anh bơi sang xin ném thử. “Được chứ!”, các nhà toán học giỏi nhất thế giới động viên. “Anh cứ thử thoải mái đi, thử mấy lần cũng được, thử xong ngồi cùng chúng tôi uống trà đá nhé!”


Anh Châu ném thử một lần, ném rất mạnh, dùng loại dây nặng nhất. Các nhà toán học kia đứng lên ngạc nhiên, nhiều cốc trà đá rơi xuống đất. Cách ném của anh Châu rất lạ; anh dùng kỹ thuật đặc biệt mà chưa ai thấy bao giờ. “Ném thật đi anh ơi!”, các nhà toán học động viên tiếp. “Biết đâu anh sẽ là nhà toán học đầu tiên bắt tàu hai tay!”


Ngô Bảo Châu ném thật. Và chính xác. Hai cái móc dính vào hai con tàu ngay, mọi người vỗ tay ầm ĩ. Rồi anh Châu bảo các nhà toán học đứng trên đảo Robert cầm dây giúp (và bắt đầu kéo hai tàu gần nhau), để anh ấy có thể đi sang Ấn Độ nhận giải thưởng Fields.


Câu chuyện kết thúc tại đây.


Chứng minh “Bổ đề cơ bản” là một trong những thành công lớn nhất của toán học hiện đại, được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vì Ngô Bảo Châu đã hoàn thành việc này, nên những năm tới đây các nhà khoa học thế giới có thể tự tin nghiên cứu sự liên quan giữa lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. Đó thực sự là một thành đạt tuyệt vời – cả Việt Nam nên tự hào về người ném dây có tên Ngô Bảo Châu.


Nguồn :Joe Deltaviet

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

[English] Luyện nghe anh văn từ cơ bản đến nâng cao

Learn English via Listening.zip.001 (100 MB)
http://www.mediafire.com/?bwtsyjd5d4w
Learn English via Listening.zip.002 (100 MB)
http://www.mediafire.com/?9uawm1gioux
Learn English via Listening.zip.003 (100 MB)
http://www.mediafire.com/?ywtomd9rndt
Learn English via Listening.zip.004 (100 MB)
http://www.mediafire.com/?uuw0kjmuxno
Learn English via Listening.zip.005 (100 MB)
http://www.mediafire.com/?igg0mo0bxb4
Learn English via Listening.zip.006 (100 MB)
http://www.mediafire.com/?g1nn1fwtmxf
Learn English via Listening.zip.007 (100 MB)
http://www.mediafire.com/?cmzaobzm1ez
Learn English via Listening.zip.008 (73.19 MB)
http://www.mediafire.com/?dm93mllwtnv

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

[Movie] Hậu Dragon Ball - Dragon Ball GT download (MF)

Dragon Ball GT




Trọn bộ 64 tập
20 tập đầu sub Việt
44 tập sau là thuyết minh


Theo nguyên tác 7 viên ngọc rồng ( Dragon Ball ) thì sau khi tiêu diệt MABƯ ốm, nhóm bạn SONGOKU đã quay về trái đất và sống 1 cuộc sống yên bình. Tại kì thi võ thuật quốc tế năm đó, SONGOKU và nhóm bạn đã hội ngộ với MABƯ ốm dưới hình thức đầu thai là 1 chú bé nhà quê với tên ƯB Còm. SONGOKU đã nhận chú bé làm đệ tử và đưa chú lên thiên đình để huấn luyện thành 1 chiến sĩ trừ gian diệt bạo.

Đây là phần tiếp theo của bộ Dragon Ball được gọi là Dragon Ball GT hay còn gọi là Hậu 7 viên ngọc rồng , nội dung câu chuyện lần này như sau :

10 năm sau ngày SONGOKU nhận ƯB Còm làm đệ tử và dạy dỗ trong phòng thời gian, đại vương Pilat ngày xưa dẫn theo 2 tên đệ tử và ăn cắp được 7 viên ngọc rồng, lúc hắn gọi ngọc rồng ra để ước thì SONGOKU vô tình đi ngang qua và nhận ra đại vương Pilat, Pilat tức giận chuyện ngày xưa khi SONGOKU còn nhỏ đã cản đường hắn nên lúc đó ước : ƯỚC GÌ NGƯƠI NHỎ LẠI ĐỂ KHÔNG CẢN ĐƯỜNG TA NỮA. Rồng thần nghe thấy và chấp nhận điều ước đó, biến SONGOKU thành 1 đứa bé lên 6t, sau đó biến thành 7 cục đá và bay vào trong ngân hà. Vậy là SONGOKU và nhóm bạn phải lên tàu vũ trụ phiêu lưu vào trong không gian để thu thập 7 viên ngọc rồng nhằm biến SONGOKU lớn lên như cũ và bảo vệ trái đất. Một cuộc phiêu lưu mới lại bắt đầu, mời các bạn theo dõi .


BjmBjmHeo - hanhtrangsinhvien.net đã test: Upload, download, giải nén, tua được film -> OK

Link download mediafire film Dragon Ball GT:
Quote:
http://www.mediafire.com/?sharekey=bf737c21150903074c17ca8801618ef7011ecd4d a772fc7f8c4e70960c951cb0

1 file ứng với 1 tập
Password download: hanhtrangsinhvien.net

------
Nguon :
hanhtrangsinhvien.net

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

[Movies]Tuyển tập hài Hoài Linh


Host: Mediafire

DVD1

http://www.mediafire.com/?przhjnd56ij
http://www.mediafire.com/?qudmap2whoe
http://www.mediafire.com/?q3nm1ymoxko
http://www.mediafire.com/?v0lv0ni5xt0
http://www.mediafire.com/?ovhn0xtivi9
http://www.mediafire.com/?mxujxmi5yjh
http://www.mediafire.com/?2jyj9wcnmxm

DVD2

http://www.mediafire.com/?nhnwi2lwhms
http://www.mediafire.com/?lu5lmiyvbc3
http://www.mediafire.com/?dgb1bxd6wvd
http://www.mediafire.com/?bet4yrbdihi
http://www.mediafire.com/?w7bjzbsmemn
http://www.mediafire.com/?vadydtnwg4z
http://www.mediafire.com/?wtveatsoszq

DVD3

http://www.mediafire.com/?nquydtmduto
http://www.mediafire.com/?1mjszjpbn2w
http://www.mediafire.com/?nsvnsjr0cy4
http://www.mediafire.com/?qekotvww7b9
http://www.mediafire.com/?imtz0kw1z2k
http://www.mediafire.com/?xmtxr05juyj
http://www.mediafire.com/?dkyodawn1vb

DVD4

http://www.mediafire.com/?yyzdeoofgid
http://www.mediafire.com/?esh1gvrfmpi
http://www.mediafire.com/?vlzdkxxrjmy
http://www.mediafire.com/?yenu0g0mxrd
http://www.mediafire.com/?tvygjd9p6rh
http://www.mediafire.com/?mvlzjpab2cl
http://www.mediafire.com/?mfmkvbqtzc5

DVD5

http://www.mediafire.com/?mtjc0ysjw9q
http://www.mediafire.com/?hb2midvyyly
http://www.mediafire.com/?39pk3omaz32
http://www.mediafire.com/?sbj1jgr5ftz
http://www.mediafire.com/?2glhte1xyox
http://www.mediafire.com/?3od4bmuhshy
http://www.mediafire.com/?czzyhwxydnl

DVD6

http://www.mediafire.com/?1yw2uvb1s1i
http://www.mediafire.com/?wvhkmlzawhl
http://www.mediafire.com/?qydzlbmg0vb
http://www.mediafire.com/?ualktmbhfxz
http://www.mediafire.com/?n2jmyvgzjdb
http://www.mediafire.com/?btmb4zxz34e
http://www.mediafire.com/?kgatgwueisl

DVD7

http://www.mediafire.com/?ozczdbgtrlh
http://www.mediafire.com/?cedcfemhcbm
http://www.mediafire.com/?diznxuq9brb
http://www.mediafire.com/?mquha1zmmym
http://www.mediafire.com/?v92y3gvdzyb
http://www.mediafire.com/?r52xvhadydg
http://www.mediafire.com/?trwc4tl2lj4

DVD8

http://www.mediafire.com/?bntol0hmzu0
http://www.mediafire.com/?tdzdkyxjy6y
http://www.mediafire.com/?dh0dmf4ssmj
http://www.mediafire.com/?zyaflc0ytws
http://www.mediafire.com/?oijwrnmbbis
http://www.mediafire.com/?0blstg0eoly
http://www.mediafire.com/?apmvdszpvzy

DVD9

http://www.mediafire.com/?x0hwwbgdxmn
http://www.mediafire.com/?mszikyzn2ib
http://www.mediafire.com/?lg94o1tdiwu
http://www.mediafire.com/?0lb6nzfgbgy
http://www.mediafire.com/?tl2k0hatvua
http://www.mediafire.com/?mztm41drazb
http://www.mediafire.com/?j0llwzohgja

DVD10

http://www.mediafire.com/?j22jkamgzyl
http://www.mediafire.com/?nprizduzdvv
http://www.mediafire.com/?ucdgmymfmdz
http://www.mediafire.com/?z32z1znj2bs
http://www.mediafire.com/?sdsz5bw3rwp
http://www.mediafire.com/?nm35lysxpml
http://www.mediafire.com/?bwbztwq2s9h

DVD11

http://www.mediafire.com/?rzwtwwuajym
http://www.mediafire.com/?itp1qgzeebk
http://www.mediafire.com/?zy9wwyehy0z
http://www.mediafire.com/?ymwydoblgbx
http://www.mediafire.com/?ajg2cacx2dt
http://www.mediafire.com/?zdlxzkzmydb
http://www.mediafire.com/?dlv9emwmdof

DVD12

http://www.mediafire.com/?rklmwm30nrn
http://www.mediafire.com/?1xyygvblxql
http://www.mediafire.com/?ubabkmzgnmg
http://www.mediafire.com/?njiainduwc0
http://www.mediafire.com/?bdbgmbi0wyx
http://www.mediafire.com/?zwmihpnniry
http://www.mediafire.com/?lmmxwmvxcic

DVD13

http://www.mediafire.com/?letwhdyydvp
http://www.mediafire.com/?2jyhhjzb3dn
http://www.mediafire.com/?xk153ddmmw2
http://www.mediafire.com/?kbxpwdqn0ld
http://www.mediafire.com/?meswgiv0mmp
http://www.mediafire.com/?wdzyvvm3zml
http://www.mediafire.com/?i0mmgwhja0i

DVD14

http://www.mediafire.com/?fdnoztlxj4o
http://www.mediafire.com/?zyinhmtguet
http://www.mediafire.com/?awyqlcymlfg
http://www.mediafire.com/?eujyiuieifz
http://www.mediafire.com/?j3nyyt1nc4y
http://www.mediafire.com/?ilfninyllad
http://www.mediafire.com/?1llmnobbbpz

DVD15

http://www.mediafire.com/?ozfv55t4g2d
http://www.mediafire.com/?ggbc6mynjdf
http://www.mediafire.com/?4ldzkcglo2v
http://www.mediafire.com/?gbx2eiwf7gl
http://www.mediafire.com/?nnejgs2yctd
http://www.mediafire.com/?mddxptbxnnl
http://www.mediafire.com/?untmjbiinxc

DVD16

http://www.mediafire.com/?zlrzejbmydi
http://www.mediafire.com/?omyzvbzbiyw
http://www.mediafire.com/?erwtim0xlbl
http://www.mediafire.com/?c60ntlimk3m
http://www.mediafire.com/?4fdwdjrtlit
http://www.mediafire.com/?rqevpywvgmm
http://www.mediafire.com/?ludpafpz4be

DVD17

http://www.mediafire.com/?zwbswhd2uzm
http://www.mediafire.com/?mywtas2pbxm
http://www.mediafire.com/?yyyd2kcmydo
http://www.mediafire.com/?nmjxmdeme0w
http://www.mediafire.com/?vziqpexunyk
http://www.mediafire.com/?jsi2wzjem0n
http://www.mediafire.com/?zbqfazkdmiz

DVD18

http://www.mediafire.com/?bdmvcznjjwl
http://www.mediafire.com/?gp12grn23xn
http://www.mediafire.com/?lvsxmzyxnl0
http://www.mediafire.com/?wt1reb0dsmy
http://www.mediafire.com/?zmzfacjqg0t
http://www.mediafire.com/?wjvnmykxwcm
http://www.mediafire.com/?xrrzond2twv

Cười với Hoài Linh 1

http://www.mediafire.com/?zgznm4uz4bs
http://www.mediafire.com/?gbwlolmbybl
http://www.mediafire.com/?ynytbtadzrh
http://www.mediafire.com/?zlxgsstmrwb
http://www.mediafire.com/?zycysym3e1x
http://www.mediafire.com/?ibcmycybgmm
http://www.mediafire.com/?535l4yicnwn

Cười với Hoài Linh 2

http://www.mediafire.com/?00yjjyomnjc
http://www.mediafire.com/?hyedzw3jvem
http://www.mediafire.com/?zd2abnjlnbw
http://www.mediafire.com/?h2renzmljyr
http://www.mediafire.com/?ozw0mgfnvzr
http://www.mediafire.com/?xdxno0owdld
http://www.mediafire.com/?z6lvcs2vlsm

Cười với Hoài Linh 3

http://www.mediafire.com/?jmodgtlbnzw
http://www.mediafire.com/?lilyn2xympn
http://www.mediafire.com/?1mnvittnjcn
http://www.mediafire.com/?opb0bh0tbon
http://www.mediafire.com/?wm4wommvbme
http://www.mediafire.com/?sma3vwr0dnt
http://www.mediafire.com/?bezcmd9zygk

Cổ tích một tình yêu

http://www.mediafire.com/?sharekey=4…2cc8ff20843c16

Những Tên Cướp Biển Vùng Càri-bê – Hoài linh

http://www.mediafire.com/?9dvmyaqjeqp
http://www.mediafire.com/?ntvhx2wikgi
http://www.mediafire.com/?m2bzdjkyslx
http://www.mediafire.com/?myvvduk1myo
http://www.mediafire.com/?pbd3rmndlmd
http://www.mediafire.com/?ieadsydlenv
http://www.mediafire.com/?nbbdi7b0ttd
Pass: gsmvn

PHIM HÀI MỚI NHẤT CỦA HOÀI LINH TỪ 2008 ĐẾN NAY

Live show: BÍ MẬT BỊ BẬT MÍ
linkdown:

http://www.mediafire.com/?dljujdyxhn1
http://www.mediafire.com/?mugiv0w3nhy
http://www.mediafire.com/?azztinjlrmy
http://www.mediafire.com/?tnxg1wnhyw2
http://www.mediafire.com/?ttjwu04tyjz
http://www.mediafire.com/?dmmyudnhnov
http://www.mediafire.com/?vt5nwyhzyyi
http://www.mediafire.com/?ihiwe3nzzin
http://www.mediafire.com/?jzgzm3y34t1
http://www.mediafire.com/?kzlnz3gznky

Live show: NHỮNG TÊN CƯỚP BIỂN CA-RI-BÊ
linkdown:

http://www.mediafire.com/?9dvmyaqjeqp
http://www.mediafire.com/?ntvhx2wikgi
http://www.mediafire.com/?m2bzdjkyslx
http://www.mediafire.com/?myvvduk1myo
http://www.mediafire.com/?pbd3rmndlmd
http://www.mediafire.com/?ieadsydlenv
http://www.mediafire.com/?nbbdi7b0ttd

Pass: gsmvn

Live show: HOÀI LINH KUNG FU
linkdown:

http://www.mediafire.com/?sharekey=9…71ee60c1ce7296

passdown: xixam.com
pass giải nén: tonny_thuong


-----
Nguon : linkmf.com

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

Thắt chặt tiền tệ gây yếu kém thanh khoản ngân hàng?

Thắt chặt tiền tệ gây yếu kém thanh khoản ngân hàng?Tình trạng căng thẳng về thanh khoản vào dịp cuối năm tại các ngân hàng là "tính thời vụ" trong hệ thống chứ hoàn toàn không phải do chính sách "thắt chặt tiền tệ".

Mấy ngày gần đây, lãi suất trên thị trường và nhất là lãi suất thị liên ngân hàng tiếp tục nóng lên. Đã xuất hiện đồn đoán rằng "thanh khoản ngân hàng có vấn đề" và đó là do Ngân hàng Nhà nước "thắt chặt tiền tệ".

Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.

Thưa bà, theo chu kỳ, vào dịp này hàng năm, lãi suất trên thị trường luôn căng thẳng, thậm chí đe dọa tới an toàn thanh khoản một số ngân hàng. Hiện tại, cung cầu vốn trên thị trường rất nóng bỏng, có phải thực tế này do Ngân hàng Nhà nước "thắt chặt" tiền tệ?

Theo thời vụ, cứ đến quý 4 hàng năm, nhu cầu nguồn tiền bao giờ cũng căng hơn so với thời gian còn lại trong năm vì đó là thời điểm toàn bộ nền kinh tế đẩy mạnh hoạt động quyết toán công nợ, thực hiện cam kết giải ngân, doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho...

Bởi vậy, hệ thống ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh huy động vốn đứng nhu cầu vốn dồn dập: thanh toán khoản nợ đến hạn với nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa, vốn cho sản xuất kinh doanh phục vụ sắm Tết và tạo nên chu kỳ căng thẳng vốn hàng năm.

Chúng tôi vẫn gọi đó là "tính thời vụ" trong hệ thống chứ hoàn toàn không phải do chính sách "thắt chặt tiền tệ" đã tạo nên yếu kém thanh khoản đối với một số ngân hàng.

Một chuyên gia nói rằng, hiện tượng ngân hàng thương mại bị "rỗng ruột" còn xuất phát từ hỗ trợ lãi suất. Bà nghĩ gì về điều này?

Đúng là thực tế ngân hàng thương mại thiếu VND trong mấy ngày qua ngoài nguyên nhân "tính thời vụ" như trên thì còn có lý do xuất phát từ hỗ trợ lãi suất. Doanh nghiệp trong diện được hỗ trợ lãi suất nhờ có được nguồn vốn giá rẻ nên không phải lấy tiền của mình để sản xuất kinh doanh mà để số tiền đó trên tài khoản tiền gửi.

Khi dừng hỗ trợ lãi suất, buộc lòng nhóm đối tượng này rút tiền của mình ra khỏi tài khoản tiền gửi của ngân hàng để sản xuất kinh doanh, trong khi đó, nguồn tiền mà các ngân hàng thương mại đã giải ngân cho hỗ trợ lãi suất (ước hơn 412 nghìn tỷ đồng - PV) chưa kịp thu về. Thực tế này đã tạo ra thế "kẹt" cho các ngân hàng về mặt thời gian giữa "thu về" và "cho ra".

Từ đó, có một số ngân hàng thương mại bị căng thẳng về nguồn vốn, tuy nhiên, chưa đến mức mất thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời can thiệp hỗ trợ để các ngân hàng này vừa duy trì khả năng thanh khoản vừa đủ vốn đáp ứng cho khách hàng. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát sao sự biến động hẫng hụt từ chính sách hỗ trợ lãi suất và tôi nghĩ, an toàn hệ thống vẫn được đảm bảo.

Từ thực tế Ngân hàng Nhà nước phải bơm thẳng "thuốc trợ lực" cho một số ngân hàng thương mại, bà nhận xét gì về cơ cấu danh mục tài sản của các ngân hàng hiện nay?

Câu chuyện về cơ cấu nguồn vốn ngân hàng, cơ cấu danh mục tài sản đã bền vững hay chưa không còn là mới nhưng vẫn nóng hổi từ nhiều năm nay. Mỗi lần đấu thầu tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ... thì các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ chỉ có thể mua được với khối lượng ít cỡ vài chục tỷ đồng, chứ không phải vài trăm, vài nghìn tỷ đồng như các ngân hàng thương mại quốc doanh. Chúng tôi vẫn gọi đó là "lương khô" để các ngân hàng thương mại phòng khi "trái nắng trở trời".

Hơn nữa, vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại nhỏ gần đây được nâng lên khoảng 1.000 tỷ đồng, họ được huy động bên ngoài số lượng lớn gấp 10 hay 20 lần nhưng kể cả có được như thế cũng chẳng so được với những ngân hàng lớn. Chưa kể, với quy mô vốn còn nhỏ, áp lực lợi nhuận từ cổ đông quá cao thì việc muốn mua nhiều "lương khô" cũng chẳng thể được. Vì thế, mỗi lần đấu thầu các công cụ nợ của Nhà nước, hầu hết đều bị ngân hàng lớn thâu tóm.

Từ thực tế căng thẳng thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại cổ phần gần đây, theo bà, họ phải chú ý những gì đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản?

Quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức... là bài toán vô cùng khó khăn mà lâu nay, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo đối với lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa các loại rủi ro nói trên.

Chẳng hạn, ai biết, ai quản trị được rủi ro đạo đức khi cán bộ một ngân hàng này thông đồng với cán bộ một ngân hàng khác, từ đó hình thành đường dây móc ngoặc làm ăn với nhau?

Tôi lấy ví dụ: một khách hàng A, gửi vào ngân hàng B chỉ 200 triệu đồng nhưng được cán bộ ngân hàng B xác nhận tới 1 tỷ đồng. Khách hàng A mang xác nhận này đến ngân hàng C đặt cọc và vay tới 800 triệu đồng. Lâu nay, kiểm soát việc "ai là người có thẩm quyền xác nhận số dư tiền gửi cho khách hàng" ở nhiều ngân hàng thương mại còn khá lỏng lẻo.

Hiện tại, Hiệp hội Ngân hàng đang nghiên cứu ý tưởng thành lập cơ quan lưu trữ dữ liệu, tích hợp các thông tin, vụ việc vi phạm, có đánh giá phân tích nguyên nhân (nghề nghiệp, đạo đức, luật pháp...), để cho hội viên tra cứu, nhằm phòng tránh loại rủi ro này.

Theo Nguyễn Hoài
Vneconomy

[XHTN] Phương pháp tính điểm xếp hạng tín nhiệm của Moody's


Phương pháp tính điểm xếp hạng tín nhiệm của Moody'sSau khi được nhiều bạn đọc liên hệ, tôi thấy rằng đa số các bạn đọc (chủ yếu là sinh viên) chưa hiểu rõ về cách tính điểm xếp hạng tín nhiệm nên tôi viết bài này nhằm diễn giải chi tiết hơn cách tính điểm xếp hạng dựa trên phương pháp xếp hạng tín nhiệm ngành bán lẻ toàn cầu của Moody's.

Moody's xếp hạng các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ dựa trên 6 nhân tố chính, trong đó bao gồm 16 nhân tố phụ. Tỷ trọng các nhân tố phụ được các chuyên gia của Moody's xây dựng và điều chỉnh để có thể đánh giá được tốt nhất các doanh nghiệp trong danh mục của Moody's.

Phương pháp tính điểm của Moody's qua 5 bước như sau:

B1: Từng nhân tố phụ sẽ sẽ được đánh giá theo các hạng mức từ Aaa đến Caa bằng cách so sánh giá trị từng nhân tố phụ của công ty với giá trị chuẩn mà Moody's đưa ra. Nhân tố đó nằm ở hạng mức nào thì sẽ ghi số 1 vào ô tương ứng với nó. Ví dụ, giá trị chuẩn mà Moody's đưa ra cho nhân tố phụ Doanh thu như sau

Công ty chúng ta đang xét có mức doanh thu 300 USDbn nên chúng ta ghi số 1 vào ô Aaa như ở Bảng 3

B2: Sau khi đã điền số 1 vào đầy đủ các nhân tố, chúng ta nhân các ô chứa số 1 này với Tỷ trọng nhân tố phụ ở Bảng 1 và tính tổng theo từng mức xếp hạng Aaa - Caa.

B3: Điều chỉnh theo Trọng số ứng với từng hạng mức. Tổng điểm của các nhân tố phụ ở B1 nằm trong mức từ Ba trở xuống thì trọng số của hạng mức sẽ càng cao (1.5, 2.8, 3). Sự điều chỉnh mang tính thận trọng này làm cho sự sụt giảm trong nhân tố này không thể bù đắp được bởi sự gia tăng của nhân tố khác, nhằm phân biệt tốt hơn nhóm đầu tư (invested grade) và không đầu tư (speculated grade).

B4: Trong bước này ta điều chỉnh điểm số ở B3 thành tỷ lệ phần trăm trên tổng điểm của các hạng mức.

B5: Nhân % điểm số ở B4 với Giá trị điều chỉnh thang đo để điều chỉnh sang thang đo của Moody's, chúng ta có tổng điểm là 4.4. So với Bảng 5 thì doanh nghiệp này được xếp hạng Aa.

Lê Tất Thành - www.rating.com.vn

[XHTN] Xếp hạng sức mạnh tài chính các Ngân hàng - Phần 2

Phần này trình bày các nhân tố xếp hạng sức mạnh tài chính các Ngân hàng của Moody's, bao gồm: Lơi thế kinh tế, Vị thế rủi ro, Môi trường pháp lý, Môi trường kinh doanh và Nền tảng tài chính

NHÂN TỐ 1: LỢI THẾ KINH TẾ

Đánh giá lợi thế kinh tế của một ngân hàng là yếu tố trung tâm trong phân tích của chúng tôi. Một lợi thế kinh tế vững chắc là nhân tố chính làm cơ sở để tạo ra và duy trì nguồn thu nhập của một tổ chức, do đó, giúp các ngân hàng duy trì và cải thiện khả năng phòng chống rủi ro trong những thị trường mục tiêu của nó. Tóm lại, các ngân hàng có lợi thế kinh tế mạnh có vị thế tốt hơn khi chống chọi với các điều kiện thị trường khó khăn kéo dài

Trong bảng điểm, Moody's tập trung vào 4 nhân tố phụ để đánh giá lợi thế kinh tế: Thị phần và tính ổn định, đa dạng hóa khu vực địa lý, tính ổn định của nguồn thu nhập, tính đa dạng hóa nguồn thu nhập

1. Thị phần và tính ổn định

Nhân tố phụ đầu tiên mà chúng tôi xem xét là thị phần và khả năng duy trì thị phần trong dài hạn. Thị phần lớn với một thương hiệu được nhận biết rộng rãi có liên quan chặt chẽ với khả năng trả giá (lãi suất) của ngân hàng. Những yếu tố này như các rào cản các đối thủ khác giành lấy thị phần và như một chỉ báo cho sự ổn định vị thế và khả năng bảo vệ mình của ngân hàng trước các đối thủ cạnh tranh.

Thị phần được sử dụng cho nhân tố phụ này được quyết định dựa trên nơi mà ngân hàng có thu nhập ròng chiếm đa số. Nó thường dựa trên khu vực địa lý, sản phẩm và khách hàng. Đối với những ngân hàng hoạt động trong nhiều khu vực địa lý khác nhau và/ hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, chúng tôi sẽ cố gắng ước lượng % thị phần thích hợp của nó.

Quy mô của bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào đều phụ thuộc vào đặc điểm của khách hàng, sản phẩm và sự tồn tại hoặc thiếu hụt của luật pháp hay các rào cản thâm nhập ngành. Thị trường thích hợp đối với các sản phẩm ngân hàng bán lẻ có thể là địa phương, trong khi đối với các sản phẩm khác là toàn quốc hay đa quốc gia. Thị trường tương ứng cũng có thể bao gồm các đối thủ cạnh tranh phi ngân hàng tùy thuộc vào sần phẩm hay dịch vụ mà họ đưa ra

Từ đặc điểm của thị trường, một ngân hàng không cần phải lớn mới có được thị phần lớn. Một ngân hàng nhỏ nhưng chi phối thị trường trong một phạm vi nhỏ và được bảo vệ, có thể có giá trị kinh tế được duy trì và nó sẽ chuyển thành nguồn thu nhập ổn định hơn so với các ngân hàng khác. Nói cách khác, một ngân hàng với quy mô tương tự hoặc thậm chí lớn hơn mà cạnh tranh trong thị trường ở phạm vi toàn cầu có thể có thị phần hạn chế hơn.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận ra rằng vị thế thị trường của ngân hàng có thể thay đổi theo thời gian. Xu hướng gần đây cũng sẽ được xem xét, cũng như các đặc điểm cụ thể của từng thị trường riêng biệt.

2. Đa dạng hóa khu vực địa lý

Nhân tố phụ thứ hai đánh giá mức độ đa dạng hóa khu vực kinh doanh của một tổ chức tín dụng. Nhìn chung, sự tập trung quá mức hoạt động cho vay tại một khu vực địa lý đơn lẻ với các hoạt động kinh tế không được đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro tín dụng, suy yếu chất lượng tài sản và dễ bị tác động bởi các chu kỳ kinh doanh.

Mở rộng ra, với một ngân hàng nhỏ trong một khu vực đơn lẻ, chúng tôi tin rằng ngân hàng đó nhiều khả năng phải chịu sự biến động thu nhập lớn hơn các ngân hàng được đa dạng hóa khu vực hoạt động. Khu vực địa lý hạn chế thường phụ thuộc vào một số ít ngành kinh tế hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng, vẫn có những ngoại lệ. Một vài khu vực nhỏ hơn có thể vẫn được đa dạng hóa cao, ngược lại các khuc vực lớn hơn có thể kém đa dạng hóa hơn

3. Tính ổn định nguồn thu nhập

Nhân tố phụ thứ 3 mà chúng tôi xem xét là mức độ có thể dự báo kết quả các lĩnh vực kinh doanh chính của một tổ chức tín dụng. Chúng tôi đánh giá cao các ngân hàng dựa trên hoạt động bán lẻ vì nó có thể tạo ra dòng thu nhập sau khi điều chỉnh rủi ro có thể dự báo được, và nó là tài sản vô giá trong giai đoạn thị trường biến động hoặc lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Sự ổn định thu nhập này thường là kết quả của những mối quan hệ khách hàng bền vững, danh mục cho vay gồm nhiều khoản nhỏ (granular loan portfolios) mà thường thấy ở các ngân hàng bán lẻ truyền thống. Ngân hàng bán sỉ/ ngân hàng dành cho doanh nghiệp thường chịu tính biến động cao hơn trong một thời gian ngắn và bị chi phối bởi các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng.

Chúng tôi chú thích rằng việc phân tích khả năng dự báo được kết quả các mảng kinh doanh chính của một ngân hàng cũng là một bộ phận không thể thiếu trong đánh giá năng lực quản trị rủi ro và vị thế rủi ro của một ngân hàng.

4. Tính đa dạng hóa nguồn thu nhập

Nhân tố thứ 4 mà chúng tôi phân tích là mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong bảng đánh giá, chúng tôi tập trung vào xem xét một ngân hàng có tính đa dạng hóa hay không, những ngân hàng nào mà chỉ dựa vào một lĩnh vực kinh doanh duy nhất, chúng tôi gọi là monoline, và nó sẽ nhận điểm E cho nhân tố phụ này. Niềm tin quá mức vào một hoạt động kinh doanh duy nhất có thể làm cho tổ chức tín dụng dễ bị tổn thương trước những thay đổi tiềm ẩn đột ngột và không thể dự báo trong thị trường mà nó hoạt động, trong khi lại không có nguồn thu nhập khác để tự bảo vệ trước tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong bảng điểm xếp hạng, chúng tôi định nghĩa một ngân hàng như là một monoline nếu hơn 80% thu nhập ròng của nó xuất phát từ một hoạt động hay một sản phẩm duy nhất. Ví dụ như các tổ chức mà tạo ra hơn 80% lãi ròng từ thẻ tín dụng, cho thuê tài sản hoạt động và tài chính, cho vay mua ô tô, bao thanh toán, tín dụng bất động sản, tài trợ dự án, cho vay đầu tư chứng khoán ... Riêng đối với các ngân hàng bán lẻ, bởi đặc tính tự nhiên của nó đã được đa dạng hóa giữa hoạt động cho vay và nhận tiền gửi, sẽ không được coi như là monoline.

Nếu một ngân hàng monoline có được lợi thế từ thị phần lớn và thu nhập ổn định, những yếu tố tích cực đó sẽ được thể hiện ở các nhân tố phụ tương ứng. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng điểm số thấp hơn đối với nhân tố phụ "Đa dạng hóa nguồn thu nhập" thì thích hợp vì những ngân hàng monoline dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi tiềm ẩn của thị trường mà không có nguồn thu nhập khác bù đắp.

NHÂN TỐ 2: VỊ THẾ RỦI RO

Vị thế rủi ro của ngân hàng là một nhân tố định tính quan trọng trong phân tích tín dụng của Moody's. Cách tiếp cận của ban quản lý để quản trị các rủi ro là thành phần chính yếu làm nền tảng cho các quyết định mang tính chiến lược và có thể là nền tảng cho cả các quyết định tiếp theo sau đó. Chúng tôi nhận thấy rằng các quy tắc, quan điểm về rủi ro thì song hành với chiến lược của ngân hàng.

Trong phương pháp phân tích của chúng tôi, chúng tôi dựa trên sự kết hợp các đánh giá định tính và định lượng để có thể cung cấp cái nhìn thấu đáo về các nguyên tắc quản trị rủi ro và hiệu lực quản trị rủi ro của một ngân hàng. Quản trị rủi ro ám chỉ việc giảm thiểu hoặc kiểm soát rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Những rủi ro này ảnh hưởng đến khả năng dự báo thu nhập và lợi nhuận cơ bản của ngân hàng, và trong một vài trường hợp gây nguy hiểm đến vị thế tín dụng của ngân hàng nếu chúng không được quản trị hợp lý. Các nhân tố phụ khi đánh giá Vị thế rủi ro là quản trị xung đột lợi ích trong tổ chức, quyền kiểm soát và quản trị rủi ro, tính minh bạch của báo cáo tài chính , mức độ tập trung rủi ro tín dụng, quản trị thanh khoản, tham vọng rủi ro thị trường

1. Quản trị xung đột lợi ích trong tổ chức

Bao gồm: quyền sở hữu và tính phức tạp của tổ chức, rủi ro nhân sự chủ chốt, và rủi ro liên quan đến các nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ

a. Quyền sở hữu và tính phức tạp của tổ chức
Moody's tin rằng tại các ngân hàng có cơ cấu sở hữu phức tạp, ban quản trị có thể gặp khó khăn nhiều hơn khi áp dụng quan điểm giám sát độc lập đối với các cổ đông đang nắm quyền kiểm soát ngân hàng. Người ta có thể cho rằng, các cổ đông lớn, các chủ sở hữu mang tính gia đình, có thể khuyến khích các quyết định mang đến lợi ích dài hạn. Tuy nhiên, ban giám đốc của một tổ chức bị kiểm soát phải quản trị các xung đột lợi ích tiềm tàng giữa lợi ích của các cổ đông nắm quyền kiểm soát và lợi ích của các cổ đông thiểu số. Nhiệm vụ của ban quản trị trở nên khó khăn hơn khi cơ cấu tổ chức có tính phức tạp cao và/ hoặc khi các cổ đông kiểm soát nắm giữ các vị trí điều hành chủ yếu.

b. Rủi ro nhân sự chủ chốt
Cách đánh giá chất lượng quản trị của Moody được bao hàm bởi một nhóm các nhân tố xếp hạng sức mạnh tài chính, ví dụ, quan điểm chiến lược và thành tích tài chính quá khứ của ngân hàng. Một yếu tố khác cũng rất quan trọng là mức độ mà một ngân hàng phụ thuộc vào một ủy viên ban quản trị riêng lẻ hoặc một nhóm các ủy viên, mà những cá nhân này chi phối các vị trí ra quyết định chủ yếu. Từ đó, chúng tôi tin điều này có thể tạo ra rủi ro nhân sự chủ chốt, vì việc đánh mất các cá nhân như vậy có thể tác động bất lợi đến tương lai của ngân hàng, ngay cả đối với các ngân hàng đã có quy trình tuyển chọn người kế vị rõ ràng

c. Rủi ro liên quan đến các nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ
Một quy trình phê duyệt tín dụng độc lập cần thiết đối với khả năng thanh toán của ngân hàng. Chúng tôi tin rằng sự mở rộng tín dụng dành cho các nhân viên trong nội bộ ngân hàng - mà còn được gọi là các khoản cho vay đến những người có liên quan - ám chỉ rằng các tiêu chuẩn xét duyệt đã bị phá vỡ, hoặc tối thiểu cũng nói lên rằng các tiêu chuẩn đã không được áp dụng một cách chuẩn mực. Những khoản vay như vậy có thể tạo ra nhiều khó khăn hơn đối với ban quản trị, bởi vì các xung đột lợi ích cố hữu của nó. Những khoản cho vay này đặc biệt gây ra nhiều rắc rối, khi nó được xét duyệt cho các cổ đông nắm quyền kiểm soát hoặc các thành viên quản trị ngân hàng (hoặc những người có liên quan với họ).

Tính độc lập thấp làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Vì lý do này, Moody tin rằng sự có mặt của một vài thành viên quản trị độc lập trong ban quản trị của ngân hàng thì quan trọng (như tiến sĩ Trần Xuân Giá là một thành viên độc lập của ACB) và nó sẽ làm tăng điểm số đối với các ngân hàng kém cỏi chưa bổ nhiệm các thành viên quản trị độc lập và không quan tâm đến cơ cấu sở hữu

2. Quyền kiểm soát và quản trị rủi ro

Chúng tôi quan tâm tới hệ thống quản lý, hệ thông kiểm soát nội bộ và sự cân bằng giữa chúng như là một phương tiện để giảm rủi ro kinh doanh và rủi ro tổng thể của ngân hàng. Chú ý rằng quyền kiểm soát tại ngân hàng đang được chia nhỏ trong những năm gần đây, phản ánh sự phức tạp ngày càng cao hơn để tạo ra sự hòa hợp trong ngân hàng, tầm quan trọng gia tăng trong các hoạt động kinh doanh tại một số ngân hàng, tác dộng của tiến bộ kỹ thuật, sự mở rộng tự do tài chính, và sự thay đổi các luât lệ. Cũng trong thời gian này, các ngân hàng đang đầu tư nguồn lực lớn hơn để đo lường và kiểm soát rủi ro kinh doanh, theo như Basel II, các ngân hàng phải nắm giữ một tỷ lệ vốn tổi thiểu để đảm bảo cho các rủi ro kinh doanh

3. Tính minh bạch của báo cáo tài chính
Tính minh bạch của báo cáo tài chính là một yếu tố quan trọng trong phân tích chiến lược và vị thế rủi ro của ngân hàng, vì dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh được báo cáo bởi ngân hàng là điểm khởi đầu trong phân tích tín dụng của chúng tôi. Thêm vào đó, báo cáo tài chính nghèo nàn thường che dấu các rủi ro trong ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi tin rằng sự minh bạch và thông tin tài chính đúng hạn thì phù hợp với những ngân hàng có sức mạnh tài chính vững vàng.

Các nhân tố được xem xét khi đánh giá tính minh bạch BCTC của ngân hàng là: thông tin tài chính được báo cáo có thể so sánh được trong phạm vi toàn cầu, các báo cáo thường xuyên và đúng hạn, chất lượng các thông tin được báo cáo bởi ngân hàng

a. Thông tin tài chính được báo cáo có thể so sánh được trong phạm vi toàn cầu: Moody's tin rằng các báo cáo tài chính được thiết lập dựa trên IFRS, US, GAAP hay bất kỳ tiêu chuẩn kế toán tương tự nào mang tính toàn cầu, hoặc được kiểm toán bởi các công ty hàng đầu đề có thể so sánh được với nhau. Bất kỳ một sai lệch có ý nghĩa nào xảy ra sẽ làm cho điểm số minh bạch tài chính của ngân hàng giảm xuống

b. Các báo cáo thường xuyên và đúng hạn: Theo quan điểm của chúng tôi, các báo cáo tài chính theo quý và năm cần được báo cáo thường xuyên và đúng hạn mới có thể đạt được điểm số xếp hạng cao

c. Chất lượng các thông tin được báo cáo bởi ngân hàng: Chất lượng thông tin tài chính khác nhau một cách có ý nghĩa tại các ngân hàng được chúng tôi xếp hạng. Nhìn chung, chúng tôi mong đợi rằng các ngân hàng sẽ đưa ra các báo cáo tài chính được trình bày rõ ràng và dễ hiểu hơn đến người sử dụng, công khai tất cả các thông tin quan trọng như danh mục các khoản cho vay lớn, các khoản nợ xấu, mức trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro. Chúng tôi cũng tiếp xúc với ban quản trị để có hiểu biết toàn diện hơn về rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và giá trị tại rủi ro của ngân hàng

4. Mức độ tập trung rủi ro tín dụng

Sự tập trung tín dụng lớn trong các khoản cho vay, kinh doanh và danh mục đầu tư gia tăng rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi tin rằng các khoản tín dụng lớn cung cấp cho một vài người vay tiền, ngành hay khu vực đơn lẻ là căn nguyên tiềm tàng của biến động thu nhập.

Các thước đo mà chúng tôi sử dụng để đo lường mức độ tập trung rủi ro tín dụng là mức độ tập trung rủi ro tín dụng vào khách hàng và mức độ tập trung rủi ro tín dụng vào ngành.

5. Quản trị thanh khoản

Moody's tin rằng hầu hết các ngân hàng phá sản đầu tiên và trước hết là bởi vì mất thanh khoản. Khi một ngân hàng hoạt động mà không có tiền mặt, nó không thể thực hiện được các chức năng của mình. Nói một cách khác, thanh khoản mạnh có thể giúp một ngân hàng yếu về các mặt khác duy trì được nguồn tiền thỏa đáng để tài trợ cho chính bản thân nó trong suốt giai đoạn khó khăn. Vì vậy, một trong những mục tiêu cốt yếu trong phân tích sức mạnh tài chính của ngân hàng là đánh giá khả năng tự tài trợ trong giai đoạn khó khăn về tài chính.

Phân tích khả năng quản trị rủi ro thanh khoản của Moody's bắt đầu bằng việc đánh giá mức độ các tài sản không có khả năng thanh khoản của ngân hàng được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ có ổn định hay không (chủ yếu là các khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, nợ dài hạn hay vốn cổ phần). Những ngân hàng có nguồn tài trợ ổn định vượt trội các tài sản kém thanh khoản nhìn chung đối mặt với rủi ro thanh khoản thấp.

6. Tham vọng rủi ro thị trường

Khi đánh giá tham vọng rủi ro thị trường của ngân hàng, giả định của chúng tôi là đối với một tham vọng rủi ro lớn hơn, họ cũng kỳ vọng đạt được một tỷ suất sinh lợi lớn hơn. Vì tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trong trường hợp này gia tăng tính biến động thu nhập và vì vậy quy mô của các khoản tổn thất tín dụng tiềm ẩn không được mong đợi gia tăng và ngược lại.

Người ta có thể cho rằng, thực tiễn quản trị rủi ro làm cho nhà quản trị chọn mức độ rủi ro tương thích với rủi ro mục tiêu của toàn ngân hàng và hạng mức tín nhiệm mà nó mong muốn duy trì. Cách đánh giá năng lực quản trị rủi ro của Moody's nhằm vào đánh giá mối quan hệ giữa tham vọng rủi ro và khả năng quản trị rủi ro của nó.

Mục tiêu của Moody's khi phân tích rủi ro thị trường là đánh giá độ nhạy của các khoản mục kinh doanh đối với các biến tài chính chính yếu bao gồm lãi suất, giá cổ phần, tỷ giá hối đoái và độ trải rộng tín dụng (credit spread). Chúng tôi xem xét kết quả thông qua kiểm định mô phỏng tình trạng kiệt quệ tài chính hoặc đo lường các tài sản có rủi ro (economic capital) hoặc nếu không có giá trị, chúng tôi tìm kiếm các thước đo rủi ro thị trường khác như VaR hoặc phân tích độ nhạy cảm lãi suất

NHÂN TỐ 3: MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Moody tin rằng sức mạnh tài chính của một ngân hàng có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các luật lệ ngân hàng. Sức mạnh tài chính của một ngân hàng thường được cải thiện cùng với sự tồn tại một hệ thống luật pháp ngân hàng độc lập được tín nhiệm các điều khoản phù hợp với thực tiễn toàn cầu và được giải thích rõ ràng. Mục tiêu chính của hệ thống pháp lý ngân hàng thường tập trung bảo vệ người gửi tiền vào ngân hàng và thúc đẩy xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh để hỗ trợ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1. Tính độc lập

Khi đánh giá môi trường pháp lý, đầu tiên chúng tôi xem xét sự độc lập của các nhà làm luật mà chúng tôi tin tưởng là cần thiết đối với một hệ thống pháp lý ngân hàng hiệu quả. Từ đó, chúng tôi mở rộng xem xét các tiêu chuẩn và luật lệ có bị tác động bởi các ngành kinh doanh hay yếu tố chính trị không, các luật lệ có dễ hiểu và rõ ràng hay không

2. Các tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn ngân hàng được ban hành nhằm gia tăng tính minh bạch và cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để đánh giá các tiêu chuẩn này, chúng tôi dựa trên các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất mà được ban hành bởi Basel.

Nhiều nhà làm luật đã mở rộng các tiêu chuẩn do Basel ban hành và trông có vẻ tốt về mặt lý thuyết, nhưng chúng lại không theo sát và không có hiệu lực trong thực tế. Một số nhà làm luật thì ngầm thông qua các luật lệ bất thành văn và thuyết phục về mặt đạo đức nghề nghiệp, nhưng chúng lại rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thiếu sót các luật lệ và tiêu chuẩn được ban hành, thì tính độc lập của các nhà làm luật và chất lượng giám sát nhất thiết phải được nâng cao lên nhiều lần.

Theo quan điểm của Moody's, các nhà làm luật nên thiết lập các tiêu chuẩn về cấp phép thành lập, vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản.

a. Cấp phép thành lập: Các tiêu chuẩn để được cấp phép hoạt động quan trọng bởi vì các ngân hàng được thành lập mới luôn có rủi ro cao hơn các ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định. Một số lượng lớn các ngân hàng đăng ký mới không được quản lý và giám sát cẩn thận có thể tạo ra rủi ro đáng kể không chỉ đối với ngân hàng đó mà còn đối với cả hệ thống ngân hàng.

b. Yêu cầu vốn tối thiểu là phấn thiết yếu trong các luật lệ ngân hàng, chúng tôi xem xét các ngân hàng có thi hành hiệp ước vốn Basel một cách thận trọng hay không

c. Chất lượng tài sản: Các nhà làm luật thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng tài sản và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn đó. Chúng tôi xem xét định nghĩa của ngân hàng về nợ xấu có thận trọng và đồng nhất hay không, các hướng dẫn dự phòng tổn thất tín dụng, tái phân loại nợ và các bút toán xóa nợ có đáng tin cậy hay không, các điều khoản hạn chế cho vay số lượng lớn đối với các thành phần có liên quan đến nhân viên cấp cao trong ngân hàng...

d. Tính thanh khoản: Vấn đề này đã được đề cập ở trên, nhưng ở đây chúng tôi nói về khía cạnh pháp lý của nó. Tức là các nhà làm luật có hướng dẫn và yêu cầu quản trị thanh khoản không, có yêu cầu báo cáo thường xuyên về vị thế thanh khoản không, các ngân hàng có kế hoạch đối phó với các tính huống xấu xảy ra bất ngờ như khi không thể thâm nhập thì trường vốn trong một thời gian dài hay khi xảy ra các cú sốc kinh tế hay không.

3. Sự giám sát (không đề cập)
4. Sự cưỡng chế thi hành (không đề cập)
5. Sự trưởng thành của hệ thống pháp luật (không đề cập)

6. Sức khỏe của hệ thống ngân hàng

Như đã ám chỉ ở trên, sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng trong một quốc gia có tương quan với sức mạnh của môi trường pháp lý ngân hàng. Trong khi sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng phải chịu tác động từ sự biến đổi các nhân tố vĩ mô vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà làm luật, sự tồn tại luật lệ ngân hàng và hệ thống giám sát hiệu quả, đáng tin cậy và tiên phong có thể giúp ngân hàng khắc phục được phần nào các bất lợi này.

NHÂN TỐ 4: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường bị chi phối bởi môi trường kinh doanh của nó, và ở những nơi mà các điều kiện đặc biệt khó khăn, các ngân hàng thường được nói là nạn nhân trong môi trường của họ. Chu kỳ kinh tế khắc nghiệt, các quyết định mang tính chính trị gây nguy hại cho hoạt động kinh doanh, hệ thống luật pháp yếu kém và môi trường cạnh tranh không công bằng có thể tác động riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau làm suy yếu khả năng thanh toán của ngân hàng. Trong nhiều nhân tố, Moody's tin rằng các nhân tố chính là biến động của nền kinh tế, hiệu quả của hệ thống pháp luật, hiệu quả của các tổ chức chính trị và xã hội, động lực cạnh tranh và cấu trúc ngành ngân hàng

Trong phân tích ban đầu của chúng tôi về môi trường kinh doanh để cho điểm sức mạnh tài chính tập trung vào 3 thước đo khác nhau, tất cả chúng đều có thể được định lượng. Chúng tôi chọn các thước đo này như là cách tốt nhất để nắm bắt các khác biệt lớn trong các môi trường kinh doanh khác nhau. Thực tế, Moody's đánh giá môi trường kinh doanh của một nước ít nhất một lần trong mỗi năm. Đánh giá đó sẽ được áp dụng đối với tất cả các ngân hàng hoạt động trong cùng hệ thống. Đối với những ngân hàng có một phần tài sản hoặc lợi nhuận đáng kể (hơn 20%) từ quốc gia khác (quản lý trực tiếp hoặc công ty con), chúng tôi sẽ tính toán điểm môi trường kinh doanh đối với mỗi nhân tố phụ dựa trên hỗn hợp tài sản và lợi nhuận của nó. Từ đó, phản ánh môi trường kinh doanh tổng thể của ngân hàng

1. Tính ổn định của nền kinh tế

Một sự sụt giảm lớn trong tốc độ tăng trưởng kinh tế tương quan với sự suy yếu trong chất lượng tài sản. Vì vậy, khi tất cả các điều kiện khác là như nhau, những quốc gia với các chu kỳ kinh tế biến động mạnh hơn thì rủi ro hơn đối với các hoạt động kinh doanh.

Chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp hóa cao thường biến động ít hơn, với tăng trưởng GDP tăng giảm từ 1 -2% trong suốt 2/ 3 của 20 năm qua. Các nền kinh tế đang phát triển biểu hiện sự biến động mạnh hơn trong chu kỳ kinh tế, với độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng GDP trong khoảng 7 -12%. Dựa trên độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa, chúng tôi tính điểm nhân tố "Tính ổn định của nền kinh tế" cho mỗi quốc gia.

2. Liêm chính và tham nhũng

Tham nhũng có thể làm cho môi trường kinh doanh không thể dự báo được và lãng phí. Tham nhũng trong nền kinh tế tạo ra khó khăn đối với các ngân hàng, thậm chí ngay cả khi hoạt động kinh doanh trong nội bộ của nó không có tham nhũng.

Tại cấp độ vĩ mô, tham nhũng gây lãng phí và các nguồn lực không được phân phối đúng nơi, vì vậy giới hạn tăng trưởng kinh tế. Tại cấp độ vi mô, tham nhũng có thể làm hủy hoại thông tin kế toán và các thông tin khác mà các quyết định tín dụng được đưa ra dựa trên các thông tin đó.

Bởi vì rất khó để có thể đánh giá chính xác mức độ tham nhũng dựa trên các dữ liệu thô. Vì vậy, chúng tôi chọn chỉ số Khả năng kiểm soát tham nhũng của World Bank (WB CC) - chỉ số nhằm xếp hạng mức độ sử dụng tài sản công hay quyền lực chính trị để tư lợi trong mỗi quốc gia. Điểm số cho mỗi quốc gia sẽ dựa trên chỉ số này. (Việt Nam có điểm số là - 0.76 trong năm 2008, đứng thứ 167 trong 212 quốc gia được World Bank xếp hạng).

3. Hệ thống luật pháp

Phần lớn hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên các hợp đồng, khế ước vay nợ, các khoản bảo đảm, thế chấp, ký quỹ và các hợp đồng phái sinh. Hầu hết các nhà quản trị giảm nhẹ hoặc kiểm soát rủi ro dựa trên các dự báo và sự công bằng của hệ thống luật pháp. Giá trị tiền tệ theo thời gian cũng đặt ra một phần bù rủi ro dựa trên sự tiến triển của hệ thống luật pháp

Từ các lý do này, chúng tôi cho điểm hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia căn cứ vào thời gian một ngân hàng chuyển nhượng xong quyền sở hữu bất động sản thế chấp khi khách hàng không thể trả được nợ. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thời gian này ít hơn một năm đối với các quốc gia có ngân hàng hiệu quả - tòa án thân thiện và luât lệ vững chắc. Tuy nhiên, những nơi mà tòa án không hiệu quả, tham nhũng hoặc bảo hộ cho lợi ích của các cá nhân, ngân hàng có thể tốn từ 5 -10 năm xử lý bất động sản thu hồi nợ, điều này có thể làm sụt giảm đáng kể giá trị các tài sản thế chấp của ngân hàng.

NHÂN TỐ 5: NỀN TẢNG TÀI CHÍNH

Nền tảng tài chính là cách tương đối dễ dàng để so sánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong phạm vi toàn cầu, bởi vì nhìn chung ngân hàng có hai hoạt động chính là mươn tiền và cho vay tiền. Moody's xem xét nhân tố nền tảng tài chính theo 4 nhân tố phụ sau: khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, an toàn vốn, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản.

1. Khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lời là yếu tố chính quyết định thành công hay thất bại dài hạn của một tổ chức tài chính. Nó đo lường khả năng tạo ra giá trị kinh tế và từ đó gia tăng các nguồn lực để duy trì hoặc cải thiện khả năng phòng chống rủi ro cho các chủ nợ. Moody's tin rằng sự tái tạo khả năng sinh lợi là biện pháp đầu tiên để chống lại các khoản thua lỗ tín dụng. Tuy nhiên, thu nhập cần được đo lường theo sự biến động. Trong các tỷ số của chúng tôi, chúng tôi tìm được tỷ số đảm bảo cho các chủ nợ trong khi đo lường thu nhập mà có liên quan với bảng cân đối tài sản và các rủi ro khác. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thức được rằng các nhà quản trị ngân hàng có thể sẽ phải để tâm đến các nhu cầu của cổ đông. Mở rộng ra, các tỷ số như tăng trưởng ROE hay EPS sẽ tác động đến các chiến lược của ban quản trị, nên chúng tôi sẽ quan sát chúng để phán đoán các áp lực mà nhà quản trị phải đối mặt.

2. Tính thanh khoản

Tất thanh khoản hầu như luôn là nguyên nhân gần nhất làm cho các ngân hàng phá sản, trong khi thanh khoản mạnh giúp các ngân hàng yêu kém về các mặt khác có thể duy trì thỏa đáng nguồn tiền trong suốt thời gian khó khăn. Một trong những mục tiêu chính trong phân tích BSFRs là đánh giá khả năng tự tài trợ của nó khi gặp phải tính trạng suy kiệt tài chính.

3. An toàn vốn

So với hầu hết các ngành khác, ngân hàng có đòn bẩy tài chính cao. Theo thống kê, các ngân hàng phá sản hều hết bởi thua lỗ trong danh mục cho vay, mô hình kinh doanh nghèo nàn hoặc lừa đảo. Các nhân tố này rốt cuộc đều làm suy giảm nguồn vốn, nhưng sự suy giảm vốn không phải là căn nguyên dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Như chúng tôi đã nói nhiều lần, vốn thì quan trọng, nhưng nó không phải là chỉ báo cho sức khỏe tín dụng, và vì vậy hiếm khi tác động đến mức xếp hạng. Thực tế, theo dữ liệu lịch sử, tỷ số đòn bẩy có tương quan dương với mức xếp hạng - các ngân hàng được xếp hạng cao có đòn bẩy cao hơn các ngân hàng được xếp hạng thấp hơn. Bởi vì chúng tôi tin rằng lợi ích từ mở rộng mô hình kinh doanh, một "hỗn hợp" các hoạt động kinh doanh được đa dạng hóa, quản trị rủi ro tốt và ổn định, thu nhập có thể dự báo được vượt trội các bất lợi do tỷ số vốn yếu gây ra.

Theo như các quy định đặt ra, các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu. Các ngân hàng có nguồn vốn thặng dư, vượt quá yêu cầu an toàn vốn tối thiểu có nhiều thuận lợi hơn khi thâm nhập thị trường vốn và cung cấp cho ban quản trị sự linh hoạt tài chính để nắm bắt các cơ hội thâu tóm, mua lại hay tái cơ cấu hoạt động.

Các tranh luận về nguồn vốn trở nên nổi bật hơn tại thời điểm xảy ra hoạt động thâu tóm. Bởi vì các tổ chức tài chính thường gia tăng đòn bẩy tài chính để tài trợ cho giao dịch này. Ở một khía cạnh khác, nguồn vốn cũng đáng chú ý hơn khi một ngân hàng có tình trạng tài chính yếu kém.

4. Hiệu quả hoạt động

Ngân hàng là ngành tập trung cao yếu tố công nghệ và con người, và chính sách cắt giảm chi phí là tiêu điểm chiến lược để các ngân hàng đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn. Sư gia tăng đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm ngân hàng làm cho việc tăng doanh thu trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Phân tích của chúng tôi tập trung vào cả những nỗ lực của ban quản trị để kiểm soát và cắt giảm các chi phí, và kết quả đem lại thực sự.

5. Chất lượng tài sản

Chất lượng tài sản quyết định thu nhập trong tương lai của ngân hàng, tạo ra hay xói mòn nguồn vốn. Danh mục các khoản cho vay nhìn chung là thành phần lớn nhất trong bảng cân đối tài sản của một ngân hàng. Vì vậy, chất lượng các khoản cho vay được xem là thành phần chính quyết định khả năng trả nợ của ngân hàng.

CÁC TỶ SỐ ĐƯỢC CHỌN

Vì xếp hạng của Mody's phân loại rủi ro mà có thể so sánh trên phạm vi toàn cầu. Nên bảng điểm của Moody's tập trung vào các tỷ số vừa có ý nghĩa trong đánh giá rủi ro tín dụng và vừa có thể tính toán được đối với hầu hết các ngân hàng trên thế giới. Để giảm biến động khi xét bất kỳ một giai đoạn riêng lẻ nào, chúng tôi chọn cách tính toàn các tỷ số trung bình trong 3 năm:

1. Khả năng sinh lợi

Thu nhập trước thuế và dự phòng thua lỗ tín dụng/ tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro trung bình: lợi nhuận trước khi trích lập dự phòng phản ánh thu nhập cốt lõi của một ngân hàng, và đảm bảo cho việc bù đắp các khoản lỗ nếu có trong tương lai. Lợi nhuận được tính với tài sản sau khi đã điều chỉnh rủi ro, như là một khoản đảm bảo cho những người gửi tiền. Cách tính này cung cấp một đánh giá tốt hơn về rủi ro so với việc dùng tổng tài sản, bởi vì nó phản ánh rủi ro trong bảng cân đối và kế toán ngoài bảng. Dù sao, chúng tôi cũng biết rằng việc đánh giá tài sản rủi ro này vẫn chưa thật sự hoàn hảo. Khi dữ liệu về tài sản đã điều chỉnh rủi ro không thể tiếp cận được, chúng tôi sẽ tính nó dựa trên bảng cân đôi kế toán, kế toán ngoài bảng và các trọng số rủi ro tiêu chuẩn, những ước lượng này cũng tương đương tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro.

Thu nhập thuần/ Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro trung bình: Thu nhập ở đây được tính sau tất cả các chi phí.

2. Tính thanh khoản

(Nguồn vốn từ thị trường trừ tài sản có tính lỏng)/ Tổng tài sản: Nguồn vốn từ thị trường bao gồm tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn. Tỷ số này thể hiện mức độ phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn vốn bên ngoài

3. An toàn vốn

Tỷ số trong Basel I (Tier 1 Basel Regulotory Ratio): Đây là tỷ số theo Basel I được báo cáo bởi các ngân hàng (Nguồn vốn/ Tài sản đã điều chỉnh rủi ro). Tỷ số này được ưa chuộng bởi vì nó gần với vốn cổ phần và không bao gồm nợ dưới chuẩn. Các khoản nợ dưới chuẩn thường không thể giảm thiểu thiệt hại trừ phi có tính thanh khoản cao, và chúng không cung cấp sự đảm bảo trước rủi ro mất khả năng thanh toán.

Vốn cổ phần hữu hình/ Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro: Chỉ số này phản ánh rủi ro của tài sản ngân hàng (trong và ngoài bảng cân đối kế toán). Vốn cổ phần hữu hình được tính bằng tổng vốn cổ phần trừ đi các khoản : cổ phần ưu đãi, lợi ích cổ đông thiểu số, dự phòng lãi lỗ chưa thực hiện từ kinh doanh chứng khoán, dự phòng định giá lại tài sản, điều chỉnh dòng tiền phát sinh chưa thực hiện từ các công cụ phái sinh, lợi thế thương mại và các tài sản vô hình khác.

4. Hiệu quả hoạt động

Tỷ số này được đo lường bởi tổng chi phí không bao gồm lãi vay phải trả để tạo ra tổng thu nhập (mà được tính toán như Tổng thu nhập lãi thuần + Tổng thu nhập phi lãi vay bao gồm cả lợi nhuận hay thua lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán). Tỷ số này đo lường hiệu quả của ngân hàng và khả năng tạo ra lợi nhuận mà không cần phải gia tăng doanh thu

5. Chất lượng tài sản

Tỷ số nợ xấu/ Tổng nợ: Các khoản nợ xấu bao gồm các khoản cho vay sụt giảm giá trị như được định nghĩa tại IAS 39, dành cho các ngân hàng kế toán theo IFRS hoặc hệ thống kế toán tương tự; hoặc các khoản cho vay không tích lũy + các khoản cho vay tích lũy quá hạn 90 ngày hoặc nhiều hơn đối với các ngân hàng kế toán theo tiêu chuẩn của Mỹ hoặc các hệ thống kế toán tương tự; đối với các ngân hàng không kế toán theo IFRS, Moody's sẽ ước lượng mức độ các khoản cho vay có vấn đề bằng cách phân loại các nợ của ngân hàng.

Tỷ số Nợ xấu/ (Vốn cổ phần thường + Dự phòng tổn thất tín dụng): Chúng tôi cộng các khoản Dự phòng tổn thất tín dụng vào mẫu số hơn là trừ ra khỏi tử số, để dễ so sánh đối với các ngân hàng khác nhau về chính sách dự phòng và xóa bỏ tài sản (write-off).

(Hết)

Lê Tất Thành - www.rating.com.vn
Lược dịch dựa trên bản xếp hạng sức mạnh tài chính các Ngân hàng của Moody's (2006)

[XHTN] Các phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp điển hình trên thế giới - Phần 1

Các phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp điển hình trên thế giới - Phần 1Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu. Hiện nay, trên thế giới có hai phương pháp xếp hạng tín dụng chính là mô hình toán học và phương pháp chuyên gia:

1. Mô hình toán học xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Trước khi quyết định đánh giá tín nhiệm và ước lượng rủi ro tín dụng phát triển thành những mô hình toán học và thống kê, việc cấp tín dụng hoàn toàn dựa trên phương pháp xét đoán. Phương pháp này sử dụng mọi loại thông tin liên quan đến khách hàng mà các chuyên viên tín dụng thấy cần thiết và dùng các phán đoán chủ quan để đánh giá rủi ro.

Phương pháp xét đoán do vậy có nhiều thiếu sót. Đầu tiên, phương pháp không đáng tin cậy vì nó phụ thuộc vào cách thức của mỗi chủ nợ; thứ hai, quyết định có thể thay đổi từ người này sang người khác nên khó tranh luận và truyền thụ; thứ ba là không thể giải quyết với số lượng lớn hoặc phải duy trì một hệ thống chuyên viên phân tích chi phí cao.

Vì vậy, khi có sự phát triển của khoa học thống kê, những phương pháp phân tích, phân lớp và dự báo nhanh chóng được ứng dụng và đã bổ sung hiệu quả cho phương pháp truyền thống, từ lượng hóa các chỉ tiêu đến dự báo rủi ro tín dụng . Hiện nay, các ứng dụng thống kê trong xếp hạng tín nhiệm lại đang chuyển mình từ mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro tín dụng sang mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho các chủ nợ (chủ yếu là các ngân hàng).

1.1. Chỉ số Z của Edward I. Altman

Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Indian... Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố (MDA).

Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:

X1=

Vốn luân chuyển

Tổng tài sản

  • Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
  • Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1

X2 =

Lợi nhuận giữ lại

Tổng tài sản

  • Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.
  • Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.

X3 =

EBIT

Tổng tài sản

  • Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi.

X4 =

Giá thị trường của vốn cổ phần

Giá sổ sách của nợ

  • Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
  • Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi
  • Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao.
  • Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần.

X5 =

Doanh thu

Tổng tài sản

  • Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác.
  • Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.
  • X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau.

Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt để dự báo nhưng do trong giai đoạn này, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao của các doanh nghiệp không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các tỷ số có liên quan đến dòng tiền. Điều này khá phù hợp với thực trạng về thông tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đã được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95% đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác thì rất có thể cũng sẽ thực hiện tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm hay dự báo phá sản.

Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp:

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

  • Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
  • Nếu 1.8<>
  • Nếu Z <1.8:>

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z' = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5

  • Nếu Z' > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
  • Nếu 1.23 <>
  • Nếu Z' <1.23:>

Đối với các doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.

Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

  • Nếu Z" >2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
  • Nếu 1.2 <>
  • Nếu Z <1.1:>

Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên 700 công ty để cho ra chỉ số Z" điều chỉnh:

Z"điều chỉnh = 3.25 + Z" = 3.25 + 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

Z" điều chỉnh có tương đồng khá cao với các hạng mức tín nhiệm trái phiếu của S&P. Hàm ý rằng các mô hình toán học có thể sánh ngang với phương pháp chuyên gia.

Nguồn: Lâm Minh Chánh (2007), "Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm"

Để xem xét chỉ số Z hoạt động như thế nào đối với doanh nghiệp Việt Nam, tác giả lấy ví dụ về Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) - công ty niêm yết điển hình có nhiều triệu chứng đang trước ngưỡng phá sản trong năm qua (Tháng 7/2008, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam bắt đầu gửi thông báo nợ quá hạn đến BBT).

BBT đã cổ phần hóa từ năm 1997 và là công ty sản xuất nên áp dụng công thức:

Vì trong hai năm 2006 và 2007, các cổ đông không biết là BBT bị lỗ, cộng với tính không hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam nên giá cổ phiếu vẫn gia tăng theo thị trường. Nếu giá thị trường không thay đổi gì so với năm 2005 thì chỉ số Z năm 2006 và 2007 lần lượt là 1.64 và 1.04, tức là chỉ số Z giảm dần từ 2.41 điểm (2002) đến -0.41 điểm (2008).

Từ kết quả này, cho thấy, chỉ số Z phản ánh gần sát với tình trạng thực tế mà BBT đang gánh chịu và cũng minh chứng phần nào tính hữu dụng của chỉ số Z nói riêng và mô hình toán học dự báo phá sản nói chung tại Việt Nam. Tuy nhiên, để ứng dụng tốt vào thực tế thì chỉ số Z hay các mô hình định lượng phải được hiệu chỉnh, được xây dựng trên dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam, qua kiểm định cụ thể thì hiệu quả mới chính thức được công nhận và nâng cao.

1.2. Chỉ số Zeta

Zeta là một chỉ số được Altman cải tiến từ chỉ số Z, Zeta làm việc tốt với dữ liệu tài chính của các công ty sản xuất và cả bán lẻ với độ chính xác hơn 90% trước khi phá sản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi trước khi phá sản.
Vì tính độc quyền của mô hình nên Altman không công bố một cách đầy đủ các trọng số của mô hình mà chỉ cung cấp 7 biến số mô hình sử dụng:

X1 =

EBIT

Tổng tài sản

Tổng tài sản không bao gồm các lợi thế thương mại và tài sản vô hình trong các biến số của Zeta.
X2 = Mức ổn định thu nhập

  • Chỉ tiêu này đo lường sai số chuẩn trong xu hướng của X1 trong vòng 5 đến 10 năm. Rủi ro kinh doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao động của thu nhập nên biến số này tỏ ra có hiệu quả đặc biệt.
  • Bên cạnh đó, Altman cũng đánh giá thông tin chứa đựng trong một vài biến số tương tự để đo lường những rủi ro có thể xảy ra đối với công ty. Những biến số này có ý nghĩa nhưng nó không được đưa vào mô hình

X3 =

EBIT

Lãi vay

  • Tỷ số này được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa và làm cho khác biệt giữa các tỷ số không quá lớn.
  • Lãi vay bao gồm lãi phải trả cho các tài sản thuê ngoài.

X4 =

Lợi nhuận giữ lại

Tổng tài sản

X5 =

Tài sản lưu động

Tổng tài sản

X6=

Vốn cổ phần thường

Tổng vốn

  • Vốn cổ phần thường được tính bằng giá trị thị trường bình quân trong thời gian 5 năm.
  • Tổng vốn = Vốn cổ phần thường + cổ phần ưu đãi + nợ + tài sản thuê ngoài đã được vốn hóa.
X7 = Quy mô (tổng tài sản)
  • Biến số này được điều chỉnh tùy theo những thay đổi trong báo cáo tài chính.
  • Quy mô tài sản cũng được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa phân phối của biến.
  • Mô hình này được nhiều ngân hàng ở các nước áp dụng và phát triển thành các mô hình khác để xếp hạng khách hàng đi vay như mô hình mạng nơ ron thần kinh (neural network), mô hình dựa trên mức tăng giá thị trường...
Lê Tất Thành - www.rating.com.vn
Tham khảo
1. Bina Lehmann (2003), "Is It Worth the While? The Relevance of Qualitative Information in Credit Rating", Social Science Research Network
2. Edward I. Altman (1968), "Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy", The Journal of Finance
3. Edward I. Altman (2000), "Predicting Financial Distress Of Companies: Revisiting The Z-Score And Zeta® Models", New York University
4. Edward I. Altman, "The use of credit scoring models and the important of a credit culture", New York University
5. Fitch (2006), "Corporate Rating Methodology", www.fitchratings.com
6. Moody's (2008), "Moody's Rating Symbols and Definations", www.moodys.com
7. Moody's (2008), "Moody's Financial MetricsTM Key Ratios by Rating and Industry for Global Non- Financial Corporations: 2008", www.moodys.com
8. Standard & Poor's (2008), "Corporate Ratings Criteria", Standard & Poor's
9. Lâm Minh Chánh (2007), "Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm", www.saga.vn